Kỹ thuật phương pháp pha mầu trong in lụa chuẩn nhất

Đăng lúc: Thứ bảy - 18/07/2015 02:47 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 3459
Pha màu là một trong những kỹ thuật phức tạp nhất trong in lụa. Việc pha màu không phải ai cũng làm được và để pha màu đẹp cần có phương pháp và thời gian kinh nghiệm. Trong khuôn khổ giới hạn, bài viết này chỉ xin đề cập đến những cách cốt lõi nhất về pha màu.


1. GỐC MỰC: Trước hết việc pha màu tùy thuộc vào gốc mực bạn pha là gốc nước hay gốc dầu. Gốc Dầu là mực được điều chế từ dầu mỏ, còn gốc nước thì không từ dầu mỏ. Hai gốc này thường không chộn với nhau vì nó sẽ không hòa lẫn với nhau.

2. MÀU GỐC:

LOẠI 1: MỰC PHA MÀU SẴN (READY INK): Một số loại mực nhà sản xuất đã pha sẵn màu vào đó, bạn chỉ việc in là được. Nếu bạn cần màu khác thì bạn lấy hai màu trộn vào nhau. Thường thì mực gốc dầu được điều chế theo dạng màu pha sẵn này.

LOẠI 2: MÀU RIÊNG MỰC RIÊNG (SEPARATED PIGMENT): Một số loại mực thì được nhà sản xuất pha Bán Quy Trình tức là mực cũng đã được pha sẵn sàng nhưng màu sắc thì để ngoài, người sử dụng có thể in được luôn hai loại là Trắng Dẻo và Bóng (mực không màu, trong suốt). Các màu khác cần pha màu vào với Bóng hoặc Dẻo. Pha với Bóng ra màu tươi còn pha với dẻo ra màu sỉn đục. Thương thì mực gốc nước được điều chế theo cách này.

LOẠI 3: PHA MỰC TỪ PIGMENT VÀ NGUYÊN LIỆU GỐC (INTEGRATED MATERIAL MIXING) Một số loại mực thì anh em kỹ thuật sẽ pha toàn bộ dựa trên nguyên liệu thô mua về. Các loại mực này thường thuộc gốc nước và dùng chủ yếu cho ngành in vải. Sau khi pha chướng vào với nước và pha thêm chất cầm màu và chất tăng bám thì mực chở thành mực giống như loại MÀU RIÊNG MỰC RIÊNG bên trên. Phần pha từ mực loại 3 trở thành mực loại 2 có nhiều điều cần để nói chuyên sâu hơn nên xin để bài viết khác. Bài viết này xin nêu các kiến thức chung nhất về cách pha màu loại 1 và loại 2.

3. NGUYÊN TẮC PHA MỰC

3.1 Pha nhạt hơn so với màu mục tiêu Bạn nên pha nhạt hơn một chút so với màu mục tiêu vì nhiều khi ở trong hũ nhìn khác đến khi lên mặt sản phẩm màu khác và sau khi sấy màu khác. Vậy nên cũng như nấu ăn bạn phải nêm nhạt thì người khác muốn thay đổi thì dễ xử lý. Bạn nên pha màu nhạt vì phần lớn mực khi lên chất liệu sẽ đổi màu, nhiều chất liệu làm màu đậm lên.

3.2 Từ càng ít màu gốc và chất gốc càng tốt Nếu pha từ nhiều màu quá mực sẽ có xu hướng đổi màu. Cũng giống như bạn nấu ăn mà cho tất cả các loại gia vị thì có xu hướng thành 1 món không đặc trưng và vị của món ấy đổi từ cái này sang cái khác. Mực màu là hóa chất và pha quá nhiều màu vào là không tốt. Ngoài ra khi pha nhiều màu vào nhau bạn dễ bị quên công thức hoặc lần sau pha lại chẳng may hết một trong các màu thì rủi ro cho đơn hàng của bạn.

3.3 Ánh sáng khi pha màu Nếu người thợ chụp bản phần lớn làm việc trong bóng tối thì người thợ pha màu lại cần phải làm việc bằng ánh sáng. Ánh sáng mặt trời là tốt nhất cho việc pha màu. Bạn cũng có thể mua máy so ánh sáng để hỗ trợ việc pha màu chuyên nghiệp hơn vì máy đó cho bạn các loại ánh sáng: mặt trời, UV, laser và các loại màu sáng có bước sóng khác nhau.

3.4 Ghi chép lại tỷ lệ pha màu Thường thì khi bạn làm mẫu cho khách bằng số lượng mực nhỏ nhưng khi sản xuất thì số lượng lớn. Sẽ là tốt nhất nếu bạn ghi lại tỷ lệ vì không phải chỉ giữ nguyên với đơn hàng mà sẽ cho bạn một kinh nghiệm tốt và nhanh tiến bộ sau này khi nhìn thấy một màu tương tự.

4. VỚI MỰC PHA SẴN TA PHA NHƯ SAU:

4.1. Xác định màu mục tiêu cần pha Nếu khách hàng yêu cầu pha mực theo panton thì lấy quyển panton ra để xác định màu chính xác, nếu màu đó từ mẫu của khách thì để mẫu đó ở trên bàn. Nếu màu đó còn đang trong tưởng tượng hoặc ở trên màn hình máy tính thì hãy lật Panton ra tìm cho mình 1 màu mục tiêu rồi ghi lại mã số. Lưu ý rằng mục đích mới là cái làm bạn tiến bộ chứ không phải những gì may mắn thấy được.

4.2 Xác định màu nguyên liệu Hãy học trong đầu cách pha màu CMYK rồi phần nào áp dụng nó. Nếu cần màu cam thì pha màu đỏ với màu vàng, nếu cần màu xanh lá cây thì pha màu xanh dương với màu vàng... Hãy cho mình 1 tỷ lệ tự đoán cho 2 màu cơ bản và 2 màu khác để ngoài thêm vào.

4.3 Xác định tỷ lệ pha

4.3.1 Ta tiến hành pha màu 2 màu cơ bản đầu tiên: Ví dụ màu mục tiêu là màu cam: Đỏ: 50 gr Vàng: 50 gr

4.3.2 Rồi so với màu mục tiêu. Để màu mục tiêu vào sát với màu vừa pha đã quẹt lên sản phẩm và so sánh.

4.3.3 Thêm thắt nếu cần thiết. Nếu cần thêm 10% sắc đỏ thì cho thêm 10 gr vào. Nếu cần ánh đen thì cho thêm 10g đen vào. Như vậy chúng ta có 50+10=60 gram đỏ và 50 gram vàng và 10 gram đen

4.3.4 xác định tỷ lệ màu Tỷ lệ pha là cái cốt yếu chứ không phải số mực vừa pha. Bạn có thể đổ chỗ mực vừa pha đi và dễ dàng yêu cầu nhân viên cấp dưới của mình pha đúng ý mình chỉ bằng công thức đã thiết lập. Như ví dụ trên bạn có: Tổng trọng lượng mực đã pha: 120 gram Đỏ: 60 gram Vàng: 50 gram Đen: 10% Tỷ lệ từng màu sẽ tính theo công thức: R=Q/T Trong đó R là tỷ lệ còn Q là trọng lượng của từng màu còn T là trọng lượng toàn bộ số mực. Áp dụng công thức trên ta có: Đỏ: 50% Vàng: 41,66% Đen: 8,33%

4.5 Lưu lại tỷ lệ pha Hãy viết công thức này vào giấy rồi mang mực in lên chất liệu sản phẩm. Nếu cần thêm nếm dù ít nhiều bạn phải ghi lại. Ai muốn pha ít thì mua cân tiểu ly về pha là chuẩn.

5. MỰC PHA TỪ PIGMENT VÀ NGUYÊN LIỆU GỐC

5.1 Xác định màu mục tiêu cần pha Chúng ta xác định màu mục tiêu giống mục 4.1 phía trên nhưng có một lưu ý nhỏ là chúng ta phải xem độ tươi màu của mục tiêu gốc ít hay nhiều để chọn xem nên pha mực vào môi trường bóng hay môi trường dẻo. Nếu màu tươi thì pha vào môi trường 70% bóng 30% dẻo, còn nếu màu đục nhiều thịt hoặc in trên các loại nên sẫm màu thì tỷ lệ môi trường mực là 70% dẻo và 30% bóng.

5.2 Xác định nguyên liệu pha Màu nguyên liệu ở đây là các màu pigment và mực bóng và mực dẻo. Theo nguyên tắc thì màu pigment không được quá nhiều, tùy theo loại pigment nhưng thường tỷ lệ các loại pigment màu có tổng không quá 15% trọng lượng mực thành phẩm. 5.3 Pha và xác định tỷ lệ.

5.3 Pha bóng dẻo với nhau trước nên pha 95% là bóng dẻo. Vd: màu tươi: 70% bóng và 25% dẻo -> 700gram bóng và 260 gram dẻo Màu đục: 70% dẻo và 25% bóng -> 70 gram dẻo và 260gram bóng

5.4 Pha màu cơ bản Bí Quyết 95:5:1: Pha màu cơ bản vào bóng dẻo, pha các màu cơ bản khoảng 5%. Còn 1% là cái gì mà làm tỷ lệ thành 101% là sao thì các bạn cứ thực hành sẽ thấy tại sao lại gọi nó là bí quyết và lên https://www.facebook.com/pages/V%E1%BA%ADt-t%C6%B0-m%C3%A1y-m%C3%B3c-thi%E1%BA%BFt-b%E1%BB%8B-ng%C3%A0nh-in/128481717251820?ref=bookmarks chia sẻ cho anh em biết.

5.5 Xác định tỷ lệ Làm giống như mục 4.3.4 5.4 Lưu ý Nếu pha nhiều pigment quá thì sẽ bị coi là tối kỵ trong ngành in vì mực bị ra màu. Nhiều người có thói quen mua thêm binder thậm chí mua Binder NL về pha cho yên tâm. Tuy nhiên nếu bạn biết cách pha mực tốt thì với các loại mực loại hai bạn không cần pha thêm Binder nữa vì việc pha binder cũng sẽ có nhươc điểm riêng của nó.

Mỗi loại mực in lụa có cách hướng dẫn sử dụng riêng - để biết thêm thông tin tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ 0976 249 727 Ms Loan để được tư vấn tốt nhất.

Địa chỉ bán mực in lưới giá tốt tại Hà Nội số 661 Kim Ngưu - Hai Bà Trưng - Hà nội - CTY Thần Châu - chuyên cung cấp các loại vật tư thiết bị ngành in nhập khẩu chính hãng hãng - nhận đặt hàng trên toàn quốc.
 
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG