Hướng dẫn chi tiết sử dụng mực in UV đúng cách

Đăng lúc: Chủ nhật - 05/04/2015 22:06 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 4940
Độ nhớt của mực UV bị tác động nhiều bởi nhiệt độ (nhiệt độ cao: độ nhớt thấp; nhiệt độ thấp: độ nhớt cao). Điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng in và độ dày lớp mực. Tóm lại, độ nhớt của mực tăng lên khi nhiệt độ thấp làm cho lớp mực in ra dày hơn và ngược lại độ nhớt của mực giảm xuống khi nhiệt độ tăng lên làm cho lớp mực in ra mỏng hơn.
CÁCH SỬ DỤNG MỰC IN LỤA UV
 
1.Cách sử dụng
 
1.1. Nhiệt độ và ẩm độ phòng in:
 
Nếu độ nhớt của mực quá cao, lớp mực in sẽ khó xuyên qua khung lụa khi ép in và sẽ tạo ra bọt khí trong lớp mực sau khi in. Để đạt được kết quả in tốt, nhiệt độ phòng in nên giữ ổn định trong khoảng 18oC- 25oC. Một số loại mực UV hấp thu hơi ẩm khi nhiệt độ ẩm môi trường in cao, làm cho mực in mất đi đặc chính chảy dẻo của mực mà chuyển sang trạng thái gel. Do đó, chúng ta nên sử dụng máy điều hòa không khí hoặc máy hút ẩm khi môi trường in có độ ẩm cao và không ổn định.
 
1.2. Khung lụa:
 
Mực UV không khô nếu không được sấy bởi tia UV. Do đó, có thể dưng dụng lụa có tần số lớn hơn 120l/cm( có thể lên đến 200l/cm) để in.Độ dày lớp keo cảm quang nên mỏng hơn 10 micron.Với những điều kiện vừa nêu, độ dày của lớp mực in sau khi in và được sấy khô dày khoảng 10-12 micron, độ phủ mực khoảng 70- 90m2/kg. Khi in các loại varmish, có thể sử dụng lụa thưa hơn. Việc lựa chọn có tần số như thế nào  tùy thuộc vào sản phẩm in.
 
1.3. Dao gạt mực:
 
Sử dụng  dao gạt mực bằng Urethane, độ cứng khoảng 65- 80 shore A, cạnh dao gạt mực phải sắc nét hoặc mài lại cạnh dao gạt mực. Khi in trong thời gian dài nên luân phiên thay đổi dao gạt mực.
 
 
 
1.4. Tác động của ánh sáng  xung quanh môi trường in:
 
Nên tránh sự tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời trong quá trình in hoặc rửa khung lụa.
 
Đèn huỳnh quang không có tác động lớn đến mực nếu chúng được đặt cách xa khung lụa in.
 
Lưu ý:
 
§      Luôn khuấy đều mực trước khi sử dụng.
 
§      Mực UV còn lại trên khung lụa sau khi in xong nên để vào một hộp riêng, không nên để chung với hộp mực ban đầu.
 
2. Đèn UV, hệ thống sấy UV:
 
2.1.Đèn UV:
 
Lớp mực in lụa dày hơn lớp mực in của các phương pháp in khác. Vì vậy, nên sử dụng đèn UV có công suất ≥ 120W/cm. Mặc
 
dù cả hai loại đèn UV: dạng Mecury (MPMA) hoặc Metal- halide đều có thể được sử dụng, tuy nhiên Metal- halide được
 
khuyên dùng vì khả năng tích hợp bức xạ UV phù hợp với mực in nhiều hơn.
 
                                              
 
Quang  phổ phát xạ của đèn MPMA và Metal-Halide (Iron)
 
 
 
 
 
2.2. Hệ thống sấy UV:
 
Hệ thống làm mát bằng gió và hệ thống làm mát bằng nước đều có thể được sử dụng.
 
Khi sử dụng hệ thống làm mát bằng gió, nhiệt vùng sấy sẽ rất cao, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ bám dính giữa các lớp
 
mực cũng như làm biến dạng tờ in. Do đó, nên sử dụng chóa đèn giải nhiệt (cold mirror) và kính lọc tia hồng ngoại (IR) để
 
làm giảm nhiệt độ đến tờ in.
 
2.3. Tuổi thọ đèn UV:
 
Mỗi đèn UV đều có giới hạn thời gian sử dụng. Hiệu quả (sấy khô) của đèn sẽ giảm theo thời gian sử dụng đèn. Khi đèn UV
 
sử dụng thời gian dài, khả năng sấy khô và độ bám dính sẽ giảm, khi đó ta nên thay đổi đèn UV.
 
3. Nhân tố ảnh hưởng đèn khả năng sấy.
 
3.1. Loại vật liệu và màu sắc của vật liệu:
 
Một số loại vật liệu và màu sắc sẽ hấp thu tia UV làm cho tốc độ sấy chậm lại. Mặc dù sử dụng cùng loại mực in.
 
3.2. Màu sắc của mực in ( Chất lượng của Pigment và ảnh hưởng của việc pha màu)
 
 Pigment hấp thụ nhiều tia UV làm cho quá  trình sấy chậm lại.
 
 Pigment trong mực càng nhiều quá trình sấy chậm hơn
 
 
 
 
 
Chất gây phản ứng quang hóa.
 
Độ dày lớp mực in.
 
     3.3. Công suất đèn UV và năng lượng sấy UV
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG