Kỹ thuật in nứt trên vải - Crack Based Priting

Đăng lúc: Thứ năm - 06/08/2015 23:40 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 2482
Không số ít người trong chúng ta do nhiều lý do mà mỗi khi khách đưa bản in có hình nứt nứt là chúng ta thường lắc đầu. Sau những cái lắc đầu này mặt khách buồn hiu vì lại một hành trình mới đi tìm đối tác mới.
Tìm đi tìm lại cuối cùng lại tìm sang anh Hồ Cẩm Đà để in, thế là Việt Nam mất 1 đơn hàng in nứt. Để giải quyết vấn đề trên chắc chắn chúng ta phải hiểu in nứt là thế nào và biết cách in nứt cho hợp lý nhất.
 
In nứt tên tiếng anh là Crack based priting là cách in hóa chất lên bề mặt vải, sau khi in xong lớp mực sẽ nứt nẻ ra như ruộng khô thiếu nước. Để có thể in được như vậy ta cần phải biết kỹ thuật in, đồng thời biết chỗ mua mực in để có thể làm tốt nhất.
 
Về phần kỹ thuật in của in nứt ta cần lưu ý như sau: 
Mực nứt được là do in hai loại hóa chất có độ co giãn chênh lệch nhau trong quá trình khô, khi đó loại mực nứt có độ co giãn lớn hơn nên kéo loại mực bóng hoặc dẻo ra. Nói như vậy là ta cần có 1 loại mực nền là bóng hoặc dẻo và mua loại mực nứt riêng.
 
Bước 1: Chuẩn bị
Để in được mẫu in nứt này chúng ta nên chuẩn bị 2 loại mực là mực bóng ColorLab HQ Ruber Clear4936 và mực nứt ColorLab Crack based clear 9002 và pigment màu. Trường hợp in màu trắng ta cần thay 4936 thành 4937 và thay 9002 thành 9001 là 2 loại mực đã pha sẵn màu trắng. Ta cũng có thể trộn bóng với dẻo theo tỷ lệ tùy thích.
 
Bước 2: Pha màu
Ta pha màu như bóng dẻo vào các loại mực đã tham gia. Lưu ý mực nứt để riêng và bóng dẻo để riêng, không trộn lẫn 2 loại mực này với nhau và tránh nhầm lẫn khi pha màu.
 
 
Bước 3: Ta in bóng dẻo xuống trước làm nền. Dùng lụa ISTECH 49 là tốt nhất hoặc bất kỳ loại lụa 1200 nào khác cũng được. Nếu hình in màu trắng thì in dẻo, nếu hình in màu khác thì in bóng (Clear), tốt nhất nên dùng ColorLab Clear 4936 hoặc 4938.
 
Bước 4: Sấy bề mặt bóng dẻo vừa in cho khô để in chồng tiếp.
 
Bước 5: In mực in nứt CoLorLab White 9001 màu trắng hoặc mực nứt ColorLab Clear 9002 màu trong bóng lên bề mặt.
 
Bước 6: Định hình độ nứt lớn nhỏ
Bước này là kỹ thuật tuyệt chiêu riêng của mỗi người. Kỹ Thuật In Lụa chấm com xin nêu lên quy tắc như sau:
Mực nứt nhiều khi gặp nhiệt độ cao. Muốn nứt đẹp, nứt ít và hình to đẹp tự nhiên khi thì để khô tự nhiên
Bạn có thể kiếm soát độ nứt dựa vào việc kiểm soát nhiệt độ và độ dầy hình in.
 
Chúc các bạn thành công
 
Cần tư vấn thêm về chỗ mua vật tư và kỹ thuật xin gọi về:

TRUNG TÂM TƯ VẤN CHUYỂN GIAO KỸ THUẬT IN THIÊN BA - NAM NINH 
Trụ sở tại Hà Nội : Số 18 Tam Trinh - Hoàng Mai - Hà Nội
 Văn phòng đại diện Tp Hồ Chí Minh: Lô A - 906 - Số 111B Chung cư Quang Thái
- Đường Lý Thánh Tông - Phường Hiệp Tân - Quận Tân Phú  


Tư vấn trực tuyến 24/7 Làm việc cả T7 và chủ nhật.
Ms Loan: 0976 249 627
Mr Hùng: 0985 748 369
Email: dinhgia369@gmail.com - nguyen.loan1408@gmail.com
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

Ý kiến khách hàng

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG