Quy trình in lụa các các khái niệm cơ bản

Đăng lúc: Chủ nhật - 28/06/2015 01:05 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 2330
Nhận tư vẫn in lụa miễn phí với tất cả các khách hàng mua sản phẩm của công ty. Dưới đây là các khái niệm in lụa cơ bản nhất chi tiết vui lòng liên hệ số 0976 249 627 nhận tư vấn 24/24

Quy trình in lụa có thể tóm tắt như sau:

I. Thiết kế –> In mẫu ra trên giấy can (cái này không bàn tới)
II. Chuẩn bị khung, pha keo –> Chụp bản –> Pha mực –> In thử, canh tay kê –> In sản lượng –> Rửa khung.

a. Nấu keo:
Keo PVA khi mua về có dạng tinh thể (giống y chang như đường cát tinh luyện), ta phải đem chưng thành dung dịch thì mới xài được. Trước tiên lấy 1 cái nồi, cho vào đó cứ 100g keo thì 2 lít nước, nhớ cho keo vào từ từ + khuấy đều & mạnh tay cho keo tan đều. Ta được nồi A.
Kiếm cái nồi khác bự hơn, cho nước vào chừng 1/3 nồi, đem nấu sôi lên gọi là nồi B. Sau khi nước sôi, đem cái nồi A kia nhúng vào trong nối B (cái này gọi là chưng cách thủy). Chịu khó ngồi dùng đũa tre loại lớn khuấy đều tay dung dịch A, coi chừng bị ốc trâu là hỏng bét. Việc này mất từ 4-6h hoặc hơn, chưng cho tới khi nào dung dịch A trong suốt thì được, cái này nên kiếm cái bếp lò xo mà nấu chứ nấu bếp ga chắc chết. Chờ nguội thì đem chiết vào mấy chai nước khoáng xài dần, cái này để lâu được (nhớ dán nhãn, cất nơi xa trẻ em, coi chừng mấy đứa nhỏ tưởng chai nước khoáng lấy uống là xong luôn, mất công chưng lại nồi khác).

Nếu thấy nấu cực quá thì mua loại keo chưng sẵn giá hơi mắc được cái gọn nhẹ

b. Pha keo:
Khi sử dụng chụp bản, cần pha keo PVA với bicromat (nhớ là khi nào chụp mới pha, mà pha cũng vừa đủ thôi, keo sau khi pha rồi thì phải xài cho hết không để lâu được). Về tỉ lệ thì …không biết chừng nào cho vừa, vì tỉ lệ keo còn phụ thuộc vào nguồn sáng (bàn chụp xài mấy bóng, khoảng cách từ bóng đèn tới lưới là bao nhiêu, chụp mấy phút, keo tráng lên khung dày hay mỏng nói chung tinh thần là phải làm thử, hư vài lần là có kinh nghiệm. Nói chung nửa lon sữa bò keo thì pha 1/2 muổng cà phê bicromat gạt bằng. Khi pha keo, cho bicromat vào từ từ, khuấy cho tan ra sau đó đem chưng cách thủy chửng 5-8 phủt (cho bicromat hòa tan đều), vừa chưng vừa khuấy cho keo ấm lên khoảng 70-80 độ C là được.
Keo PVA đã nấu xong (nhìn keo thấy càng trong càng tốt –> nghĩa là PVA tinh thể đã tan đều trong nước, để lâu thì cũng không bị lắng cặn xuống đáy chai đựng keo) đựng vào chai thủy tinh (vitcon thích đựng vào chai thủy tinh hơn chai nhựa). Lưu ý độ sệt của keo, độ sệt của keo sẽ làm cho bạn tráng keo lên khung có dễ dàng hay không ….. cái này hơi khó diễn tả, đại loại, nếu keo lỏng quá – khi tráng lên khung sẽ bị nhiễu nhão !!!!, ngược lại, nếu keo sệt quá, sẽ nặng tay, lớp keo phủ bề mặt lụa khó đều, đồng nhất. Vì vậy, bạn thử độ sệt của keo và ráng nhớ độ sệt đó. (!!!!). Cánh ít keo ra cái chén sành (khoảng 1/4 chén thôi,-không nhất thiết là chén sành, cái gì cũng được, miễn là không bị lủng lỗ – nhưng nếu là cái chén thì dễ rửa sạch) : gọi là A
Bicromat tinh thể : cho một ít ra cái ly nhỏ (nhỏ như chung rượu vậy), khoảng 1/4, cho ít nước vào quậy cho tan hết. Gọi là B

Cho khoảng 1/2 B vào A = C (nếu theo sách vở thì: 100ml A + 5g . Bạn sẽ thấy C có màu cam cam sậm sậm gì đó !!! phải ghi nhớ độ đậm và độ sệt của C này nhé. (độ đậm của C đo lượng dd B quyết định). Vậy là đã có dung dịch cảm quang rồi đó. Lọ dd C này nên được đậy – che lại (để tránh sáng và bụi bẩn).

Môi trường làm việc khi pha keo: vì B, C là dd nhạy sáng, nhưng chúng nhạy sáng rất chậm, vì vậy cứ làm việc trong nhà là được, tránh ánh sáng mặt trời + ánh sáng đèn neon chiếu trực tiếp vào chúng.

 

1. Nghề in lụa (in lưới) là một trong những phương pháp in ấn thuộc thể loại “Clasical” :
Hình được chụp lên lưới thủng bằng những lỗ nhỏ li ti (trong nghề shop chúng ta gọi là tần số mắt lưới- độ phân giải in)
Thợ in (chúng tớ thường gọi vui là “thợ sơn”) kéo dao in trên lưới để mực lọt xuống và tạo hình trên vật liệu in (giấy, nilon, vải…)
2. Hình được tạo như thế nào?
ngày xưa trước khi đế chế Corel được thiết lập (hay từ khi Bill gate còn mặc quần.. tà lỏn, chưa biết chế tạo PC). Hình để chụp lên lưới được vẽ bằng các hoạ xĩ (sai chính tả) khéo tay trên giấy can bằng cách rọi sáng.
Ngày nay Corel là một lựa chọn tối ưu vì đây là phần mềm tạo hình VECTOR (cho kết quả hình cực kỳ sắc nét tại các mép biên, hoặc có kích thước nhỏ) và cũng được in ra giấy can. Vậy nếu bạn chế bản bằng corel để tạo hình chụp … bạn chính là hoạ xĩ đó.
3. Tại sao lại chỉ in ra đen- trắng?:
Lý do rất đơn giản: Hình được rọi sáng để chụp lên lưới.
Nếu in bằng mầu hoặc sắc xám, ánh sáng chụp lên lưới vẫn lọt qua do đó sẽ bít các mắt lưới => phải dùng mầu đen để hấp thu toàn bộ ánh sáng tại phần muốn mực in lọt qua.
4. In mầu “đuổi” (TRAM):
Đây là một thao tác khá khó thực hiện của nghề in lưới: Mầu biến thiên nhạt dần (Gradient trong shop í mà). trong nghề in lưới người ta áp dụng phép “hoà sắc”: Các mắt lưới dầy tại phần mầu rõ, mắt lưới bị bít lại nhiều hơn tại phần mầu mờ để tạo kết quả trên
5.Kích nét:
Vậy trong trong trường hợp in ra những chi tiết rất nhỏ (chẳng hạn font chữ nét mảnh (.vncomerical chẳng hạn) của một cái thiệp cưới?:
Sẽ cho kết quả hình ảnh bị mất nét chữ. Để khắc phục tình trạng này người chế bản Corel áp dụng phép “kích nét”: Thêm đường viền vào chữ (nháy phải chuột tại mầu đen khi đang chọn chữ đó để thêm viền vào chữ hoặc chọn Pen Outline để chọn độ dầy cho nét). Đây chính là sự khác biệt “đẳng cấp” của người chế bản in lưới trong Corel: Bạn phải biết rõ trong trường hợp nào cần “kích nét” trường hợp nào không để thực hiện. Người chụp lưới sẽ cảm ơn bạn nhiều lắm đó.
6. Pha mực
Bạn muốn tấm CARD visit của bạn có mầu tím Huế: thợ sơn sẽ đáp ứng cho bạn điều đó bằng cách pha… hai mầu: đỏ và xanh.
Chúng ta thường thấy mầu sắc phải được tạo từ 3 mầu cơ bản.
Nhưng người thợ sơn lại không có đủ thời gian để dùng đúng phương pháp pha mầu cơ bản đó. Họ chỉ sử dụng 2 mầu để tạo mầu theo yêu cầu thôi. Khi bạn làm thợ sơn, bạn sẽ sáng tác ra được vô khối cách pha mầu độc đáo đó (có lẽ chẳng thấy có trong các trường đào tạo về mỹ thuật đâu)
7. và còn nhiều điều nữa mà tôi không có nhiều thời gian ghi ra đây cho các bạn.nhưng tôi xin kể ra đây điều mà tôi đã gặp
8. In lụa và đạo đức nghề nghiệp:
Với một chút khéo léo bạn có thể tạo ra một con dấu giả bằng phương pháp in lụa. (không phải như của TNDH nói về hiệu ứng xí xấu giống con dấu đâu), cực kỳ sắc nét luôn và bên PA25 (an ninh văn hoá) có thú thật với tớ là phải đưa lên máy soi mới phát hiện được chứ nhìn bằng mắt thường thì đầu hàng.
Hoặc tạo ra những bản sao y hệt bản gốc (chỉ khác ở những chỗ … muốn khác mà thôi).
và với kỹ thuật mà tớ đã có… có những người mời tớ làm việc với mức lương kỷ lục (số tiền mà bạn đang tưởng tượng nhân với… 10).
Tất nhiên nếu tớ làm cho họ thì các bạn không đọc được những dòng chữ này rồi.
Dễ kiếm ăn cũng là ở chỗ này đó. Còn nếu bạn làm ăn chân chính thì ngay bây giờ hãy hỏi bà con trong DDTH xem ai chưa lấy chồng lấy vợ để tiếp thị đặt hàng in thiếp cưới của bạn đi. Đấy là công việc hết sức chân chính và cũng dễ đó chứ… ủng hộ bạn diepthanh đi các bạn.

9. Nó trở nó và Trở nhíp: Cái kinh nghiệm này của các bác in OFFset vẫn được áp dụng ở đây.
Nó trở nó: dùng trong trường hợp các bạn muốn in hai mặt có hai nội dung khác nhau nhưng được in một lần duy nhất bằng cách đặt hai “bát” in bên cạnh nhau, sau đó lật ngược trở lại để in lần hai và cuối cùng chỉ việc cắt đôi để được hai bản. con số khoảng cách giữa hai bát với tờ giấy A4 thông dụng là 147 mm (khoảng một nửa của 300 mm ý mà)
Trở nhíp: dùng trong trường hợp in hai mặt nhưng khi lật mặt sau thì đổi đầu giấy chứ không phải lật từ trái qua phải. Khi cắt giấy để in trở nhíp phải cộng thêm khoảng 1,5 cm để cho đầu kéo giấy. Tất nghiên với in lụa thì không cần vụ 1,5 cm này vì ta kéo bằng tay mà.
10. In Tem vỡ:
10.1. Định nghĩa tem vỡ: Tem vỡ là tem dán bảo hành ở các linh kiện (ví dụ như linh kiện máy tính ý mà: rất nhỏ, dán 1 lần nếu bóc ra sẽ vỡ).
10.2. Cách làm: Dàn trong Corel một loạt các tem xếp liền nhau (khoảng cách giữa các tem khoảng 2mm) theo hàng và cột. sau đó in ra can (nếu cần tách mầu thì tách can tại lúc này)
10.3. Cắt decal tem vỡ theo đúng kích thước của bản can sau đó in lên tem (để tiết kiệm decal í mà)
10.4. dùng dao trổ khía theo đường trống giữa các tẹm Khi dùng chỉ việc lấy ra từng cái tem nho nhỏ là đươc.
10.5:CHÚ Ý: Tem vỡ mầu đen: Đây là tem tự làm và tự chế in trực tiếp trên máy in Laser đen trắng dùng cho bà con muốn làm tem bảo hành với số lượng ít
Cách làm: in trực tiếp bản chế trên corel ra máy in Laser với giấy in là tem vỡ.Cực kỳ hiệu quả cho bà con. Cẩn thận dễ hỏng máy in nếu decal bị mắc lại trong máy in Laser nha.

11. Độ phân giải máy in 300 và 600 dpi.
Tất cả chúng ta đều biết khi in muốn có chất lượng cao thì độ phân giải cảng phải cao => bạn thường chọn độ phân giải tốt nhất dành cho máy in của mình để cho chất lượng đẹp (bây giờ máy in laser cho độ phân giải nội suy lên đến 1200 hay 2400 thậm chí hơn nữa). Các máy in laser thông thường (HP hay canon) đều có độ phân giải 600 dpi. Vậy tại sao phải đặt độ phân giải in thấp hơn (300dpi) tớ xin được lý giải như sau:
Tình huống: Chúng ta phải In Tram
=> nếu các bạn đặt độ phân giải của máy in là 600 dpi: phần in tram này biến mầu rất mịn => khi chụp lên lưới sẽ có hậu quả là bản in tại chỗ đó bị “bệt mầu”
=> đặt độ phân giải in thấp xuống (300dpi) => phần TRAM đó sẽ được in thành các ô quả trám (hoặc vuông). Các hình quả trám này thưa hay dầy phụ thuộc vào đường TRAM của các bạn (chỗ đậm quả trám xít nhau, chỗ nhạt quả trám thưa hơn) => khi in ra mực in thẩm thấu qua lưới in và nhòe ra một chút => các bạn sẽ có một bản in TRAM tuyệt với.
12. Tẩy keo xanh của đài Loan
Keo xanh của đài loan là một dòng keo tốt, được sử dụng cho những bản in có khối lượng in lớn hoặc thời gian dài (để lưới một thời gian sau in tiếp), thường sử dụng cho bản in lưới trên chất liệu Nilon => do đó việc tẩy keo xanh là một vấn đề khó. Cách giải quyết như sau:
Không dùng Aceton để tẩy mà phải dùng hỗn hợp Butan+ dung môi giảm nồng độ. thường tỷ lệ là 30%butan+70% dung môi => kết quả tẩy sẽ rất mỹ mãn, Chú ý hóa chất các bạn nhá, hỏng mắt hỏng tay như chơi. (Cái này viết cho bạn Nam hôm trước có nt cho tớ nhưng tớ chưa trả lời được.
13. (con số không may mắn) Nỗi khổ của nghề in: Những thợ sơn đáng kính của chúng ta được làm việc trong một môi trường cực kỳ độc hại (sơn,chất tẩy, hóa chất …) mà không có bất kỳ một biện pháp bảo hộ lao động nào (nếu có chắc là lâu lâu đứng cửa sổ hóng gió và … làm điếu thuốc độc hại thêm tí nữa) => Các bạn đề nghị lắp quạt thông gió cho môi trường thoáng hơn. đề nghị các phụ cấp tốt hơn cho công việc và tự mình tìm hiểu cách ngăn chặn hóa chất thâm nhập vào cơ thể: dùng găng tay cao su mỏng (cho thật tay), dùng khăn ướt lau mặt khi làm việc quá lâu và nên hít khói nước muối nóng (như lúc bị cảm ấy). Chúc các bạn làm việc tốt và cho ra những sản phẩm tuyệt hảo phục vụ xã hội.


Học in lụa ở đâu ? - Địa chỉ uy tín về đào tạo in lụa hiện nay số 661 Kim Ngưu Hai Bà Trưng Hà Nội. Công Ty Thần Châu Liên hệ Ms Loan 0976 249 627 - Tư vấn miễn phí
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG