Cách pha mực in hoa văn dẻo dai như cao su

Đăng lúc: Thứ sáu - 17/07/2015 14:52 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 2993
Bài hướng dẫn cách pha mực in vải in hoa văn dẻo như cao su được tư vấn bởi các chuyên gia hàng đầu Trung Quốc hiện nay.
Có 3 dòng mực chính:
1. Mực nước (còn có tên gọi mực cao su) có tên tiếng Anh là Ruber ink hoặc Water ink
Mực này sử dụng cho các chất liệu vải cotton và rất thích hợp cho các loại vải dệt kim chuyên may áo T-shirt. 
Đặc tính mềm, dai, dẻo, độ mịn cao, ko cần thiết phải sấy gia nhiệt 
(nếu có điều kiện sấy gia nhiệt thì càng tốt với nhiệt độ khoảng 120 độC trong máy sấy băng tải, trong vòng 2 phút)
Ưu điểm: rẻ, dễ sử dụng.
Nhược điểm: rất dễ bay hơi, khô mực, khó in vì rất dễ bị bít bản in.
Cách sử dụng: Bạn cần phải có các nguyên liệu sau:
- clear binder (dẻo trong)
- white binder (dẻo trắng)
- toner pigment (phẩm màu)
- kèm theo các phụ gia khác như: thickener (chướng, mình hay gọi tên theo công dụng là chất làm đặc), chất làm loãng, keo tăng bám dính, chất chậm khô, chất chống bít bản....
Sau đó bạn tiến hành pha màu, công thức thì bạn hỏi hãng sản xuất, vì mỗi hãng mực họ có tỷ lệ pha khác nhau.
Trong dòng mực nước này có đa dạng các loại mực như: pigment (in nhuộm - khi in xong, sản phẩm của bạn giống như vải nhuộm), burn out (in đốt cháy), discharge (in tẩy màu).
2. Mực dầu tên tiếng anh là Oil ink
Mực này chuyên in trên vải nylon may áo jacket
Ưu điểm: bám dính cao.
Nhược điểm: hại sức khỏe, vì loại mực này sử dụng dung môi Cyclo Hecxanone mùi rất khó chịu. Hiện nay xu hướng thế giới là người ta ko dùng mực này nữa vì vấn đề sức khỏe & môi trường.
Cách sử dụng: Các nguyên liệu chính
- Mực trong (clear)
- Mực các màu
- Dung môi fa loãng Cyclo hecxanone
- Kèm theo một số các phụ gia khác như chất làm đặc, keo cứng hóa, keo tăng độ bám dính, chất chậm khô, chất chống sủi bọt khí, chất chống dính...
Mực sau khi in xong phơi khô, (ko sấy được vì sấy chỉ co vải thôi), lấy mặt mực áp vào nhau, thấy ko dính là mực đã chết hẳn (thường chờ sau 48 tiếng)
3. Mực Plastisol
Mực này thích hợp dùng cho vải cotton.
Ưu điểm: dễ in vì ko bị bít bản, in ra cả các họa tiết nhỏ li ti, dễ sử dụng, ko hao nguyên liệu, ko bay hơi.
Nhược điểm: mình chưa tìm ra
Cách sử dụng: Các nguyên liệu chính
- Mực ko màu
- Mực màu
- Các phụ gia khác như: chất làm loãng, chất làm đặc, keo tăng bám
- Máy sấy băng tải, hoặc súng sấy
Mực plastisol bắt buộc phải sấy gia nhiệt ở nhiệt độ tối thiểu 150 độ C.
Trong dòng mực này cũng chia ra các loại: Crack ink (mực nứt), Bean ink (mực in xong có hình dáng hạt đỗ), silicon, high jelly ink (mực bóng)...

Ở Hà Nội các bạn có thể qua địa chỉ số 661 Kim Ngưu - Công ty Thần Châu để mua hàng - Liên hệ Loan
0976 249 627 để có giá tốt nhất
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Sản phẩm liên quan

Xem tiếp...

Những tin cũ hơn

 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG