Đặc điểm của luới dùng trong in lụa

Đăng lúc: Thứ sáu - 02/01/2015 22:08 - Người đăng bài viết: maynganhin - Đã xem: 2644
Công ty chúng tôi hân hạnh giới thiệu loại lưới in lụa giá tốt nhất hiện nay. Chúng tôi có kinh nghiệm lâu năm cung cấp các loại vật tư thiết bị máy móc in lưới chính hãng giá tốt nhất - liên hệ tư vấn kỹ thuật và báo giá Ms Loan 0976 249 627.
Kỹ thuật in lụa (Screen printing) là phương pháp in đơn giản nhất và được sử dụng rất rộng rãi để in nhiều loại sản phẩm trên các chất liệu khác nhau. Khuôn in lụa (hay khuôn in lưới) cũng gồm hai phần tử: phần tử in là những lỗ lưới thủng, phần tử không in là những lỗ lưới đã được bịt kín. Khuôn in là một tấm lưới căng phẳng trên một khung bằng gỗ hoặc bằng hợp kim nhôm. Kích thước khuôn in rất đa dạng, phụ thuộc vào sản phẩm cần in. 

Lưới dùng làm khuôn in thường có nhiều loại.

Đặc điểm chung của khuôn in lụa
khung in lưới
Lưới làm từ sợi tơ tằm: Đây là loại sợi từ tơ tằm có độ đàn hồi tốt nhưng độ bền không cao, khi gặp nước sợi nở nhiều. Lưới sợi tơ tằm ít bị sô lệch do các sợi lưới liên kết tương đối chặt. Loại lưới in lụa này chỉ chủ yếu dùng in trên bề mặt sứ.

Lưới làm từ sợi polyamit: Loại này có độ đàn hồi cao dễ căn chỉnh, khuôn chịu được môi trường kiềm, mức độ hút ẩm ít, khi độ ẩm 60% sợi nở 4-5%, không bị mốc, loại lưới này không bền với một số hợp chất hữu cơ và axit vô cơ.
Lưới làm từ sợi polyeste: Loại này có độ bền cơ học cao, ổn định kích thước, bền với một số hợp chất hữu cơ nhưng tính đàn hồi thấp khả năng chịu lực ma sát kém, loại lưới này chủ yếu dùng để in trên vật liệu PVC và PE .
Lưới làm từ sợi kim loại: Loại này chủ yếu là dùng sợi hợp kim đồng có độ bền cơ học cao nhưng độ đàn hồi kém loại lưới này ít đựơc sử dụng.

Độ mịn của lưới in lụa này được xác định theo số sợi/cm và mật độ mắt lưới/cm2. Lưới thô là lưới có mật độ sợi nhỏ, lưới mịn là lưới có mật độ sợi lớn. Chiều rộng của ô lưới phải lớn hơn đường kính sợi lưới từ 1,5 đến 2 lần. Người ta thường dùng hệ số thiết diện của lưới được tính bằng tỷ số giữa độ dầy của sợi lưới trên độ rộng của lỗ lưới là diện tích tương đối của lỗ (S) và bề dày lưới là (e).

Khi dùng loại lưới có số đường lớn thì hệ số thiết diện giảm. Khi in lượng mực chuyển từ khuôn lên tờ in (Vo) bao giờ cũng nhỏ hơn kích thước của lỗ lưới (Vk) do đó hệ số truyền mực k = Vk / Vo  bao giờ cũng nhỏ hơn 1. Hệ số này phụ thuộc vào tính chất của lưới in, vật liệu in, tính chất của mực in và chế độ in. Khi số sợi lưới tăng thì hệ số truyền mực k giảm từ 0,6 tới 0,4, chiều dày của lớp mực in từ 80 đến 100mm. Khi in ảnh tầng thứ loại lưới phải có số ô lớn hơn tần số t’ram từ 3,5 đến 4 lần, điều này đảm bảo một điểm t’ram phải nằm trên từ 3 đến 4 lỗ lưới. T’ram in lưới lụa nên dùng từ 50 đến 100 l.p.i.
lưới khuôn in lụa
lỗ lưới
Độ rộng lỗ lưới thường tương ứng với số sợi lưới:
- Lưới có số đường 100/cm có độ rộng mắt lưới là 0,06 mm, đường kính sợi lưới 0,04mm
- Lưới 110 đường/cm có độ rộng mắt lưới là 0,053 mm, đường kính sợi  0,04mm
- Lưới 130 đường/cm có chiều rộng mắt lưới là 0,04mm, đường kính sợi 0,03mm.

Độ căng của lưới: Khi căng lớn lên khuôn thì độ căng của lưới phải đồng đều sao cho các sợi lưới phải song song với nhau, các sợi dọc và ngang phải vuông góc với nhau. Khi in nhiều màu thì độ căng của 4 khuôn in phải bằng nhau.

Liên hệ vật tư in lưới chính hãng giá cạnh tranh, rẻ nhất Hà Nội CTY TNHH Thần Châu - 266 Đông Kim Ngưu - Hai bà Trưng Hà Nội
Ms Loan 0976 249 627
Chuyên cung cấp các loại mực vật tư in lưới TOBO giá đại lý
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 


 


 

Vui lòng chỉ mua sản phẩm khi bạn cảm thấy hài lòng 100%
Chương trình bắt đầu từ 01/07/2015 đến hết sản phẩm mẫu

DANH MỤC THIẾT BỊ

BÁN CHẠY NHẤT THÁNG